Chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho trẻ tuổi tiểu học

Thứ hai - 12/10/2015 14:39

Chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho trẻ tuổi tiểu học

1. Các vấn đề sức khỏe thường gặp

Trẻ nhỏ tuổi đi học cũng dễ mắc các bệnh như trẻ ở lứa tuổi nhỏ hơn. Tuy vậy, ở lứa tuổi này còn xuất hiện thêm 1 bệnh khác, đó là ‘đau sinh trưởng'.

3d8lam the nao de tre an duoc nhieu loai thuc an

2. Các dấu hiệu cho biết con bị ốm nặng

Nếu con bạn có bất kì triệu chứng nào dưới đây, hãy đưa con đi khám bác sĩ. Con mắc càng nhiều triệu chứng, bệnh càng nguy hiểm.

  • - buồn ngủ (con ít tỉnh táo hơn bình thường)
  • - ít hoạt động hoặc lờ phờ (con ít hoạt động hơn và chỉ muốn đi nằm)
  • - khó thở
  • - tuần hoàn kém (trông con xanh xao hơn bình thường, tay chân lạnh)

Gọi cấp cứu trong các trường hợp con:

  • - nôn ra mật xanh
  • - co giật
  • - ngừng thở trong hơn 15 giây.

Bạn là người hiểu con mình nhất. Nếu bạn có bất kì lo lắng nào về sức khỏe của con, hãy xin tư vấn của bác sĩ, y tá.

Đi khám bác sĩ. Nếu bạn sắp đưa con đi khám bác sĩ, hãy cho con biết trước. Ở phòng khám, cố gắng làm con tập trung khi bác sĩ khám bệnh cho con. Bé thậm chí có thể muốn nghĩ câu hỏi để hỏi bác sĩ để có cảm giác mình tham gia vào quá trình khám bệnh. Bác sĩ nào dành thời gian nói chuyện với trẻ nhỏ sẽ là người tạo ra sự khác biệt. Xin đọc thêm về cách đưa con đi khám bác sĩ.

 

3. Các vấn đề về sức khỏe thường gặp

Trẻ nhỏ tuổi đi học dễ bị:

Đau sinh trưởng. Mặc dù có đến 20% trẻ nhỏ mắc chứng đau sinh trưởng, nguyên nhân vẫn còn là bí ẩn. Dưới đây là các triệu chứng thường thấy:

Cảm giác đau và rát trong chân, trong bắp đùi, bắp chân, bàn chân, hay trong khớp. Các bộ phận khác trên cơ thể cũng có thể bị đau, nhưng ít gặp hơn.

Cảm giác đau thường xuất hiện vào ban đêm, đôi khi làm trẻ thức giấc, nhưng cũng rất phổ biến vào ban ngày. Chúng thường ít khi gây đau đến nỗi trẻ không đi lại được.

Đau sinh trưởng thường tự đến và tự đi. Mát-xa tại vùng đau có thể giúp con bạn dễ chịu hơn. Nếu mát-xa gây đau thực sự, có thể con bạn đang mắc 1 bệnh nào đó nghiêm trọng hơn, vì vậy, cần xin lời khuyên của bác sĩ.

Chấy. Loại kí sinh vật này bám vào tóc của trẻ, đẻ trứng, và gây ngứa. Trẻ hay bị chấy nhất khi bắt đầu tham gia hoạt động theo nhóm ở trường mẫu giáo hay tiểu học. Cách tốt nhất để loại bỏ chấy là dùng lược bí để chải và dùng nhiều dầu dưỡng tóc giá rẻ.

Trầy, xước da. Các vết cắt, trầy, xước da rất dễ gặp ở trẻ, và thông thường có thể xử lí tại nhà. Tuy vậy, bạn nên đưa con đi khám bác sĩ nếu:

  • - Vết cắt sâu và vẫn chảy máu dù được băng chặt, hay vết cắt rộng, có mép xù xì.
  • - Trong vết cắt có nhiều bụi, sỏi, mùn cưa, kim loại, hay thủy tinh.
  • - Bạn không chắc con đã được tiêm phòng uốn ván đầy đủ hay chưa.

Say xe

Khoảng 50% trẻ em bị say xe ít nhất một lần. Nếu trông con xanh xao, đột nhiên rất trật tự, hay kêu mệt, hãy dừng xe và cho con đi bộ trong không khí trong lành một lúc. Để giúp con không bị say xe:

Cho con ăn chút gì đó (chú ý không cho con ăn đồ ăn có mỡ) trước khi đi. Trẻ sẽ say xe hơn khi đói.

Khuyến khích con nhìn ra ngoài cửa xe, nhìn vào những vật không chuyển động, như nhà hay trời chẳng hạn. Nhìn những vật chuyển động như ô-tô, có thể làm con thấy buồn nôn.

Hé mở cửa sổ xe cho không khí vào

Đọc sách trên ô-tô có thể gây buồn nôn

 

4. Chăm sóc về răng miệng và ánh nắng mặt trời cho con tuổi đến trường

Răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu mọc khi trẻ lên 6. Thời gian này con rất hào hứng, và bạn có thể sẽ được nghe những câu chuyện như răng bạn Madeleine rơi trong bánh sandwich hay bạn Callum đã chơi trò đổi răng lấy quà ra sao.

Có thể bạn sẽ phải giúp con bạn chải răng đúng cách. Dùng một lượng nhỏ kem đánh răng trên bàn chải lông mềm, hai lần/ngày, vào buổi sáng và trước khi đi ngủ vào buổi tối.

Cách phòng ngừa sâu răng tốt nhất là dùng vừa phải đồ ăn và đồ uống có đường. Đường (dù là đường trong nước trái cây) làm mục răng và có thể làm trẻ chán ăn đồ ăn giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Hãy nhớ rằng, hoa quả tươi nguyên miếng sẽ tốt hơn và nước trắng là đồ uống giải khát tốt nhất.

Để giữ răng con chắc khỏe, hãy đưa con đi khám nha khoa đúng định kì theo lời khuyên của nha sĩ.

 

5. Mẹo nhỏ trong chăm sóc hàng ngày:

Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là cách tốt nhất để loại bỏ vi khuẩn. Nước rửa tay sẽ thích hợp hơn cho con so với xà phòng bánh trơn.

Chăm sóc cho con về ánh nắng mặt trời

Vì vitamin D, trẻ em cần một lượng nhỏ ánh nắng mặt trời, khoảng 15 phút mỗi ngày. Ở Úc, các tia tử ngoại của mặt trời mạnh nhất từ tháng Chín đến tháng Tư, từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Vì thế, hãy chuẩn bị các hoạt động ngoài trời cho con vào sáng sớm và chiều tối.

Australia là nước có tỉ lệ ung thư da cao nhất thế giới. Kem chống nắng, mũ rộng vành, quần áo bảo vệ và bóng râm là các cách tránh cháy nắng tốt nhất, đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Nên dùng kem chống nắng trước khi cho con vào lớp, nhờ đó, bạn biết chắc rằng con mình được bảo vệ. Hầu hết các trường mẫu giáo và tiểu học đều có quy định "không mũ, không được chơi" đối với các hoạt động ngoài trời, vì thế, phải chắc rằng con có mang mũ đến trường mỗi ngày.

Nguồn tin: ductridn.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay1,542
  • Tháng hiện tại27,550
  • Tổng lượt truy cập1,456,567
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây