Béo phì ở trẻ em

Thứ ba - 24/03/2015 08:50

Béo phì ở trẻ em

Điều kiện vật chất đầy đủ, cung cấp dư thừa năng lượng trong khẩu phần ăn, bé ít được vận động… là những nguyên nhân chính gây nên bệnh béo phì.

Béo phì gây nguy hiểm cho trẻ khi trưởng thành, dễ mắc các bệnh về tim mạch, đái tháo đường…, tác động xấu tới tâm lý trẻ vị thành niên và trưởng thành (tự ti về hình thể, hạn chế các kỹ năng sống và giao tiếp…). Bố mẹ hãy quan tâm đúng cách ngay từ khi còn nhỏ để bé phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.

beo phi o tre em2

Bệnh béo phì được cho là căn bệnh của các nước phát triển. Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây, bệnh này có nguy cơ phát triển mạnh cả ở những nước đang phát triển ở châu Á như Trung Quốc, Thái Lan. Ở Việt Nam bệnh béo phì đặc biệt xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo kết quả khảo sát “Tình trạng dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) được thực hiện từ năm 2010 đến 2012” của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia phối hợp cùng Hội Dinh Dưỡng Việt Nam và Viện Friesland Campina”, hiện có tới 29% trẻ thừa cân béo phì ở thành thị, trong khi ở nông thôn tỷ lệ này là 5,5%...

Để biết bé nhà mình “mũm mĩm” hay đã rơi vào tình trạng béo phì, các bố mẹ hãy tìm hiểu những thông tin cơ bản sau về bệnh béo phì.

Béo phì là gì?

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Làm sao biết bé đã bị bệnh béo phì?

Trước hết các bé béo phì rất dễ được nhận dạng vì bé thường “tròn trĩnh” và “mũm mĩm” vượt trội so với các bạn cùng tuổi. Mỡ thường tập trung tích lũy ở vùng bụng, eo, mông, đùi, bắp tay…Bạn hãy quan sát biểu đồ tăng trưởng của bé. Với bé trên 1 tuổi, trung bình bé tăng từ 0.5 kg/tháng và  nếu biểu đồ tăng trưởng của bé đi theo dạng thẳng đứng thì cần suy nghĩ đến khả năng bé đang có nguy cơ bị béo phì.

Một đứa trẻ được xem là béo phì, hay nặng cân quá khi trẻ nặng hơn mức trung bình so với độ tuổi và chiều cao từ 20% trở lên. Hiện nay, tổ chức y tế Thế giới (WHO) sử dụng chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) để đánh gia tình trạng béo phì ở trẻ em.

BMI = CN/CCxCC

Trong đó:

CN: cân nặng của bé tính theo kg

CC: chiều cao của bé tính theo m

BMI của trẻ thay đổi theo tuổi, nếu trong khoảng 85% – 95% percentile theo lứa tuổi, giới là nguy cơ quá cân, còn trên 95% là béo phì.

Ngoài ra bé bị bệnh béo phì thường hay có một số triệu chứng chính sau:

beo phi o tre em

- Thường ăn hết khẩu phần ăn rất nhanh và đòi ăn thêm, trái ngược với bé lười ăn. Bố mẹ thường thấy con ăn được thì đáp ứng rất thoải mái vì nghĩ rằng bé ăn được là tốt.

- Thích ăn đồ ngọt như bánh, kẹo, sữa, sô cô la…

- Thích ăn các đồ béo như bơ, váng sữa, phô mai, thịt mỡ, đồ chiên xào, đồ ăn nhanh (xúc xích, gà rán…),

- Không thích hoặc không chịu ăn các loại rau, hoa quả ...

- Thức khuya, khó ngủ: bé thường thức khuya để xem ti vi, chơi game…, hay ăn vặt hoặc ăn thêm một bữa trước khi đi ngủ.

- Thở dốc khi hoạt động: leo cầu thang, chơi các trò chơi phải vận động nhiều...

- Đau khớp, cơ, đặc biệt là lưng, đầu gối và mắt cá chân do phải chịu khối lượng cơ thể quá tải.

- Mẩn ngứa ở những vị trí có ngấn (thường cho là bị hăm).

Theo các bác sĩ, điều trị béo phì còn vất vả hơn điều trị trẻ bị suy dinh dưỡng. Béo phì đang là một đại dịch không thể xem thường, bởi các thói quen ăn uống và nếp sống thụ động tại các nước phương Tây giàu có đang lan rộng ra toàn thế giới. Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh mãn tính khó trị như tiểu đường loại 2, các bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não và một số dạng bệnh ung thư.

Trẻ béo phì thường ngượng ngập, xấu hổ, tự ti với vẻ ngoài của mình, hay bị trêu chọc hoặc bắt nạt, khó hòa nhập với các hoạt động ở trường, lớp, tăng nguy cơ trầm cảm và  các hội chứng tâm lý không có lợi khác.

Do vậy, bạn hãy phòng ngừa bệnh béo phì cho con bằng một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, khoa học và hợp lý, tạo tiền đề tốt cho bé khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần nhé.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay159
  • Tháng hiện tại26,167
  • Tổng lượt truy cập1,455,184
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây