Tập huấn Phương pháp Giáo dục chuẩn mực hành vi Đạo đức cho học sinh Tiểu học theo hướng trải nghiệm

Thứ hai - 02/12/2019 19:40
Ngày 24/11/2019, 30/11/2019 và 01/12/2019 Trường Tiểu học Phú Hòa 3 được tổ chức tập huấn chuyên đề " Phương pháp giáo dục chuẩn mực hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học theo hướng trải nghiệm ". Tham dự chuyên đề có Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm của 36 lớp và tất cả giáo viên bộ môn của trường do cô Nguyễn Thị Diễm My -  Khoa Tâm lý - Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh triển khai.

       Thông qua môn Đạo đức, kiến thức được hình thành trên cơ sở từ việc quan sát tranh, từ một truyện kể, một việc làm, một hành vi, chuẩn mực nào đó, sau đó rút ra bài học. Từ bài học đó các em liên hệ thực tế xung quanh, bản thân, gia đình và xã hội và môi trường tự nhiên. Chỉ khác hơn là giáo viên cố gắng trong phạm vi có thể khi soạn và giảng từng phần của bài học phải tạo một điểm nhấn cụ thể, rõ ràng, nhằm khắc sâu những kỹ năng sống đã có sẵn trong từng bài học và những kỹ năng sống chúng ta lồng ghép trong quá trình soạn –giảng.

        Chương trình giáo dục môn Đạo đức ở cấp tiểu học có một số nội dung trùng hợp với nội dung của giáo dục kỹ năng sống. Tuy nhiên, mục đích và phương pháp dạy các môn này không giống nhau hoàn toàn.

        Ví dụ: Trong chương trình môn Đạo đức lớp 1, tuần 19 có bài: “Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo”. Trong dạy kỹ năng sống, không có khái niệm “vâng lời”, chỉ có khái niệm “lắng nghe”, “đồng cảm”, “chia sẻ”. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm, chứ không đặt mục đích “rèn nếp” hay “nghe lời”. Công dân toàn cầu là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, quyết định có làm điều này hay điều khác và chịu trách nhiệm về điều đó, chứ không tạo ra lớp công dân “chỉ biết nghe lời”.

        Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh. Cần sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực , học sinh sẽ được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội. Lối sống, hành vi như gọn gàng, ngăn nắp, nói lời đẹp, chăm sóc bố mẹ, ông bà, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với bạn…

Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động diễn ra trong buổi tập huấn:

th3
 
th2
 
th5
 
th6
 
th9
 
th8
 
th7

Tác giả: Nguyễn Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm1
  • Hôm nay398
  • Tháng hiện tại33,006
  • Tổng lượt truy cập1,462,023
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây