Chọn thực phẩm giúp trẻ có một hệ tiêu hóa tốt

Thứ ba - 24/03/2015 08:42

Chọn thực phẩm giúp trẻ có một hệ tiêu hóa tốt

Một hệ tiêu hoá tốt đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần ở trẻ. Do đó, bố mẹ nên lựa chọn những loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ cho các bữa ăn của gia đình mình nhé.

1. Rau xanh và hoa quả

Chất xơ là một loại chất rất cần thiết cho quá trình tiêu hoá của trẻ. Chất xơ giúp thức ăn di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa, giúp hạn chế chứng táo bón, ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các chứng tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu…

Thực phẩm giàu chất xơ còn có khả năng giữ và thanh lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa, tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy các chất thải còn lại ra bên ngoài.

Do đó bên cạnh việc cho trẻ bú sữa (nếu trẻ vẫn trong thời gian bú sữa), hoặc ăn dặm với đầy đủ 5 loại dưỡng chất như tinh bột, chất béo, đạm, năng lượng, vitamin và khoáng chất, cha mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như như rau xanh, trái cây, ngũ cốc… vào thực đơn hàng ngày để bé có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

Bạn có thể tìm thấy nguồn chất xơ nhiều và tốt cho bé ở hầu hết các loại rau củ quả như bí ngô, bí xanh, rau cải bó xôi, đu đủ, chuối, các loại đậu, đỗ…

Bổ sung chất xơ vào thực đơn hàng ngày cho trẻ không chỉ cung cấp nhu cầu về vitamin C, A và sắt giúp cho trẻ có hệ miễn dịch tốt giúp trẻ chống lại bệnh tật mà cũng còn là cách bạn làm mới các món ăn, thay đổi món khiến trẻ ăn ngon miệng hơn đấy.

2. Sữa chua

Không một ai có thể phủ nhận tần quan trọng của sữa chua trong việc kích thích tiêu hoá. Do đó sữa chua thường được khuyến khích sử dụng như là một món ăn vặt cho trẻ để giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn.

Thực tế sữa chua là một chế phẩm từ sữa, được hình thành do quá trình lên men tự nhiên. Các lợi khuẩn probiotics có trong sữa có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng.

Duy trì thói quen cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày chính là một lựa chọn thông minh của mẹ giúp trẻ hay ăn chóng lớn cũng như tránh được một số bệnh đường tiêu hoá.

3. Nước

Như bạn đã biết nước chiếm phần lớn các loại khoáng chất trong cơ thể. Giống như người lớn, trẻ cũng cần một lượng nước lớn để duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là tim mạch. Ngoài ra nước cũng không thể thiếu trong quá trình tiêu hoá vì nước làm thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong hệ tiêu hóa .

Hãy nhắc nhở trẻ uống nước đều đặn hàng ngày và thường xuyên, và tạo thói quen uống nước không chỉ khi cảm thấy khát mới uống. Có thể cho trẻ uống thêm các loại sữa đậu, nước hoa quả hay sinh tố để cung cấp thêm nước cho cơ thể. Tuy nhiên không bao giờ được dùng những loại này để thay thế hoàn toàn nước lọc.

4. Gừng và các chế phẩm từ gừng

Gừng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ đặc biệt là giúp di chuyển thức ăn nhanh từ dạ dày xuống ruột non. Từ xưa đến nay, dân gian thường lưu truyền bài thuốc ăn gừng sống để chữa các bệnh về tiêu hoá như đau bụng, đầy hơi khó chịu…. 

Do đó hãy thử thêm một lát gừng nhỏ vào trong thức ăn của trẻ khi thấy trẻ có các biểu hiện của đầy hơi, đau bụng, khó tiêu…

5. Hạn chế chất kích thích

Trẻ em thường rất thich uống những loại nước ngọt có ga, soda, thực phẩm giàu chất béo, cà phê,... Một phần đây là do trẻ học theo người lớn, một phần là do những loại nước này thường có tính kích thích.

Uống nhiều những loại đồ uống này sẽ làm trẻ nhanh no bụng dẫn đến ăn ít hơn, hoặc không có cảm giác ngon miệng. Ngoài ra những loại này còn khiến giảm khả năng tiêu hóa nhanh thức ăn của trẻ. Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên cha mẹ cần tránh để bé ăn/uống những thực phẩm khó tiêu hóa như vậy nhé.

Bạn có thể cho trẻ ăn thêm một số loại đồ ăn vặt có lợi cho hệ tiêu hoá của trẻ đồng thời cung cấp, bổ sung thêm nhiều loại vitamin và khoáng chất khác có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ như bánh khoai lang tím, cháo bí ngô, trứng hay bột ngũ cốc.

Lưu ý, nên cho trẻ ăn ít đường hoặc đồ ngọt để tránh mắc phải bệnh tiểu đường hay béo phì. Hãy sưu tầm thêm nhiều món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mà lại có lợi cho sức khoẻ bạn nhé.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay1,063
  • Tháng hiện tại23,478
  • Tổng lượt truy cập1,822,120
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây