Dinh dưỡng để phát triển toàn điện cho học sinh Tiểu học

Thứ ba - 24/03/2015 08:36

Dinh dưỡng để phát triển toàn điện cho học sinh Tiểu học

Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi mà trẻ bắt đầu chuyển qua một giai đoạn mới rất quan trọng đối với phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Chính vì vậy, dinh dưỡng cho lứa tuổi này là vô cùng cần thiết tạo bước đệm để cho sự phát triển nhảy vọt vào tuổi dậy thì.

1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng ở học sinh tiểu học

Có thể nói, lứa tuổi tiểu học không phải là một trong hai giai đoạn “vàng” của sự tăng trưởng nhảy vọt của cân nặng và chiều cao, nhưng lại có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng ở giai đoàn phát triển sau của bé. Ở giai đoạn này, bộ não trẻ đã hoàn thiện. Cơ thể trẻ tuy phát triển chậm lại về mặt cân nặng và chiều cao, không còn phát triển một cách vượt bậc như những năm đầu đời như nữa, nhưng đây lại là giai đoạn mà cơ thể trẻ tích lũy dinh dưỡng, thể lực, sức bật nói chúng để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển nhảy vọt thứ hai trong cuộc đời, là lứa tuổi dậy thì. Vì vậy, việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ cần được lưu ý cẩn thận.

Nếu không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, sức bật của trẻ về cả thể chất, tâm sinh lý khó có thể hoàn thiện. Chính vì vậy, bên cạnh việc phòng chống hiện tượng thừa cân, béo phì, các bậc phụ huynh phải đặc biệt chú ý phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Phong chống suy dinh dưỡng cho trẻ không chỉ là chú trọng đến sự phát triển về cân nặng của trẻ, mà bản chất của nó là đề phòng việc trẻ bị thiếu các dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển.

2. Dinh dưỡng hợp lý cho học sinh tiểu học như thế nào

- Nhu cầu năng lượng cho học sinh tiểu học dao động trong khoảng 1600Kcal/ngày đến 2000Kcal/ngày theo tuổi.

- Nên  cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, (khoảng 5 bữa ăn), trong đó có 3 bữa chính gồm  bữa sáng, bữa trưa, bữa chiều. 2 bữa phụ nên cho trẻ ăn vào lúc xế chiều và trước khi ngủ buổi tối khoảng 1 giờ.

- Thành phần các bữa ăn của trẻ phải càng đa dạng càng tốt, nếu được nên phối hợp giữa gia đình và nhà trường để có thể thay đổi các món ăn hàng ngày tạo sự ngon miệng và thích thú cho trẻ khi ăn.

Một số điểm cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng của trẻ

- Bạn cần phân biệt rõ các bữa ăn phụ và ăn vặt. Thành phần các bữa ăn phụ cũng rất đa dạng, nhưng nhẹ nhàng và số lượng ít hơn các bữa chính. Trong khi ăn vặt là trẻ chỉ ăn một hoặc hai đồ ăn khoái khẩu, chủ yếu các là đồ ăn liền, kẹo bánh, bim bim, nước ngọt… các đồ ăn này chưa nhiều calor rỗng (calo nghèo dinh dưỡng). Ăn vặt không được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích, đặc biệt cần tránh cho trẻ ăn trước bữa ăn chính

- Bữa ăn của trẻ cần đủ các 4 nhóm thức ăn cơ bản: Tinh bột (ngũ cốc), đạm (Protein cả động vật và thực vật), béo (dầu ăn, mỡ), vitamin và khoáng chất (rau quả).

- Sữa là một thức ăn phụ rất quan trọng, giúp cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất, rất tốt cho hệ xương, răng của trẻ. Trẻ em và người lớn cần khoảng 500ml sữa mỗi ngày. Tuy nhiên sữa không thể là thức ăn chính thay thế các bữa ăn. Vì vậy, phụ huynh không nên để trẻ chỉ ăn sáng bằng sữa trước khi đến trường. Nên tôn trọng bữa ăn sáng hợp lý và đủ khẩu phần.

- Đa phần các trẻ suy dinh dưỡng đều rất biếng ăn. Đó có thể là vì lý do bệnh lý hoặc tâm lý. Cha mẹ không nên ép buộc con mà nên kiên trì và thuyết phục. Lúc này trẻ chưa nhận thức được vai trò của bữa ăn đối với cơ thể, cha mẹ hãy giảng giải cho trẻ hiểu, khơi dậy sự thích thú tự tìm hiểu và cảm nhận của trẻ. 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay444
  • Tháng hiện tại28,562
  • Tổng lượt truy cập1,788,353
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây