Cắt A mi đan ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe của trẻ?

Thứ hai - 06/04/2015 16:08

Cắt A mi đan ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe của trẻ?

Đây là câu hỏi mà hầu như tất cả các bậc phụ huynh đều quan tâm khi được bác sĩ tư vấn về phương pháp điều trị cắt A mi đan cho con mình.

Một số câu hỏi thường gặp về việc cắt A mi đan cho trẻ từ các bậc phụ huynh như cắt A mi đan ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như thế nào? hoặc cắt A mi đan cho trẻ liệu có sao không?.

Tuy nhiên, bác sĩ không thể biết chính xác những điều sẽ xảy ra như một nhà tiên tri, nhưng bác sĩ có thể tiên liệu trước được điều có thể xảy ra để có biện pháp xử trí thích hợp và kịp thời.

Chỉ định cắt A mi đan cho trẻ (Khi nào cần cắt A mi đan)

A mi đan bình thường là tổ chức mô lympho có chức năng tạo ra 5 loại kháng thể Immunoglobuline bao gồm IgA, IgM, IgG, IgD và IgE theo những tỷ lệ khác nhau để bảo vệ cơ thể, tuy nhiên khi a mi đan bị viêm nhiễm nhiều lần thì khả năng bảo vệ đó giảm hẳn và mặt khác a mi đan sẽ trở thành nơi vi trùng tích tụ nhiều hơn.

Ở lứa tuổi từ 3 tuổi đến 8 tuổi thì a mi đan khi viêm thường kèm theo hiện tượng phình to lên nên đôi khi làm trẻ gặp khó khăn trong vấn đề hô hấp và ăn uống.

tre cat amidan 710 giadinhonlinevn 1435 1308

 A mi đan bình thường là tổ chức mô lympho có chức năng tạo ra 5 loại kháng thể Immunoglobuline bao gồm IgA, IgM, IgG, IgD và IgE

Vấn đề cắt amiđan hiện nay không còn giới hạn theo tuổi. Theo Viện Hàn Lâm Tai Mũi Họng Hoa Kỳ đưa ra chỉ định chính để cắt a mi đan năm 2011 như sau:

- A mi đan quá to làm rối loạn hô hấp của trẻ như trẻ có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, trẻ khó thở, thở co kéo hoặc co lõm lồng ngực thường xuyên.

- Trẻ bị viêm a mi đan với triệu chứng như sốt, đau họng, nổi hạch cổ, a mi đan viêm đỏ có chất xuất tiết tới 7 lần trong một năm, hoặc a mi đan chỉ viêm 5 lần trong 1 năm nhưng xảy ra trong 2 năm liên tiếp, hoặc a mi đan chỉ viêm 3 lần trong 1 năm nhưng xảy ra trong 3 năm liên tiếp.

Ngoài ra còn có những chỉ định khác như:

- A mi đan khi viêm là nguyên nhân gây sốt động kinh ở trẻ (sau khi đã loại trừ những nguyên nhân khác gây động kinh).

- A mi đan cần được sinh thiết.

- Xét nghiệm phết họng tìm thấy Liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A.

Những vấn đề cần được phụ huynh lưu ý khi trẻ được cắt A mi đan

Trước khi phẫu thuật:

- Các bậc phụ huynh cần tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn của nhân viên y tế về yêu cầu trước phẫu thuật như thời gian nhịn ăn, lấy nhiệt độ, đo huyết áp.

- Báo ngay cho bác sĩ những dấu hiệu bất thường vừa xảy ra cho trẻ như sốt , đau họng, ho nhiều hơn, tiêu chảy.

Những quy định này phải được tuân thủ chặt chẽ cho đến khi trẻ được phẫu thuật.

sao be van coi mai khong chiu len can 1309

Cha mẹ cần chú ý đến con sau khi cắt A mi đan

Sau khi phẫu thuật:

- Theo hướng dẫn của nhân viên y tế để phát hiện sớm dấu hiệu nguy cơ và báo ngay dù chỉ là nghi ngờ có nguy cơ xảy ra.

- Tùy theo phương pháp cắt a mi đan mà trẻ được hướng dẫn nói chuyện ngay hay kiêng nói chuyện.

- Theo dõi màu sắc nước miếng để biết nguy cơ chảy máu.

- Theo dõi cách thở của trẻ: sự co lõm của lồng ngực, sự phập phồng cánh mũi để biết tình trạng hô hấp.

- Trẻ được xuất viện khi tỉnh hẳn có thể đi đứng bình thường, nói chuyện được, uống được sữa, bác sĩ khám lại thấy họng sạch.

- Đối với trẻ nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì phải ở lại cơ sở y tế  từ 24 giờ - 48 giờ.

Những chăm sóc tiếp theo:

- Trẻ có thể đi học ngay ngày hôm sau nhưng tránh la hét, chạy nhảy và vận động mạnh.

- Cho trẻ uống thuốc theo toa bác sĩ và tái khám đúng theo hẹn.

- Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn sau cắt a mi đan như cho trẻ ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo đặc tính LỎNG – MỀM – NGUỘI từ 2 đến 3 tuần sau ngày trẻ được cắt a mi đan.

-  Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có dấu hiệu của nguy cơ chảy máu như có máu lẫn trong nước miếng của trẻ, trẻ ói ra máu bầm hoặc máu tươi.

-  Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ sốt cao, đau nhiều hơn, khó nuốt hơn.

- Thường thì trẻ sẽ hoàn toàn bình thường sau 3 tuần.

Bs. Nguyễn Thế Huy – Phó trưởng khoa Tai Mũi Họng, BV Nhi Đồng 1

Nguồn tin: Theo GDVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập72
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm71
  • Hôm nay1,174
  • Tháng hiện tại23,589
  • Tổng lượt truy cập1,822,231
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây