Bệnh sốt xuất huyết cấp tính
Bệnh do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Đây là bệnh dịch lưu hành trên nhiều địa phương ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ và ven biển miền Trung.
Bệnh thường có số mắc cao vào tháng 7, 8, 9, 10 hàng năm. Thời kỳ ủ bệnh từ 3 đến 14 ngày, trung bình từ 5 đến 7 ngày.
Bệnh nhân là nguồn là lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt. Đây là giai đoạn trong máu có nhiều vi rút. Muỗi bị nhiễm vi rút thường sau từ 8 đến 12 ngày sau hút máu có thể truyền bệnh và truyền bệnh suốt đời.
Vì vậy, để phòng chống bệnh sốt xuất huyết trong trường học, bác sỹ Nguyễn Đức Khoa khuyến cáo: Ngành Y tế và ngành Giáo dục địa phương cần phối hợp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho giáo viên, cán bộ, học sinh, sinh viên. Theo đó, mỗi học sinh sẽ là một truyên truyền viên tại gia đình.
Vận động giáo viên, học sinh thực hiện các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy tại các hộ gia đình. Đồng thời thường xuyên kiểm tra để phát hiện, xử lý ngay các ổ lăng quăng của muỗi truyền bệnh trong trường học.
Cụ thể: Hàng tuần kiểm tra tất cả những nơi có chứa nước trong khuôn viên trường học, bể nước dự trữ, bể nước cứu hỏa, bể nước nhà vệ sinh, hòn non bộ, bình hoa….
Diệt lăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá, thả hóa chất diệt ấu trùng; thau rửa dụng cụ chứa nước, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay nước bình hoa. Hàng tuần thực hiện tốt vệ sinh trường học, thu gom, loại bỏ, lật úp các vật liệu phế thải, không để vật chứa đựng đọng nước mưa.
Ngoài ra, theo dõi chặt chẽ sức khỏe của giáo viên, cán bộ, sinh viên, học sinh, trẻ em, thông báo ngay cho y tế địa phương khi phát hiện người bị bệnh sốt xuất huyết, phối hợp xử lý ổ dịch.
Bệnh tay chân miệng
Bác sỹ Khoa cho biết: Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (nhóm B) do vi rút đường ruột gây ra, dễ lây truyền từ người sang người theo đường tiêu hóa và tiếp xúc, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông.
Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, tuy nhiên có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như: Viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và rất dễ đến tử vong. Bệnh này rất dễ gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, nhiều hơn ở dưới 5 tuổi. Tỷ lệ người lành mang trùng cao là 71%.
Về bệnh này, bác sỹ Nguyễn Đức Khoa khuyến cáo cách phòng chống dịch bệnh trong trường học như sau: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động học sinh thường xuyên thực hiện các biện pháp về vệ sinh phòng bệnh, rửa tay bằng xà phòng tại hộ gia đình.
Bố trí đủ bồn rửa tay có vòi nước và xà phòng ở những vị trí thuận lợi cho học sinh rửa tay. Hướng dẫn học sinh rửa tay đúng cách, thường xuyên với nước và xà phòng khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu.
Đối với trường mẫu giáo, cơ sở trông giữ trẻ, cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Đối với các trường tổ chức bữa ăn tại trường: Đảm bảo ăn chín, uống chín, đủ chất dinh dưỡng, vật dụng ăn uống phải được sửa rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhất là ngâm tráng nước sôi, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, không cho trẻ ăn bốc, không dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như: Cốc, bát đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Theo dõi sức khỏe của trẻ em, học sinh để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Cho các trường hợp mắc bệnh nghỉ học, không đến nhà trẻ, trường học trong vòng 10 ngày kể từ ngày khỏi bệnh.
Nguồn tin: theo giaoducthoidai.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành: 13/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành: 18/07/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành: 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành: 31/01/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành: 08/03/2024
Chúng tôi trên mạng xã hội