Một số phương pháp phòng ngừa tai nạn thương tích tại trường học

Thứ năm - 23/03/2017 07:32

Một số phương pháp phòng ngừa tai nạn thương tích tại trường học

Tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam hiện nay là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và nó đòi hỏi toàn xã hội phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn thương tích đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của trẻ em.

  Rất nhiều thương tích nghiêm trọng tại trường học có thể phòng tránh được nếu thầy cô, cha mẹ và các em có ý thức và thực hiện nghiêm túc những biện pháp phòng ngừa.

Phòng ngã: Củng cố cơ sở vật chất của trường, cụ thể:
  - Sân trường cần bằng phẳng và không bị trơn trượt.
  - Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can.
  - Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.
  - Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.

Hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can 

Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học
  - Giáo dục ý thức cho các em không được gây gổ, đánh nhau trong trường.
  - Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, súng cao su và các hung khí…
  - Xây dựng lớp tự quản, đoàn kết.
Phòng ngừa tai nạn giao thông
  - Trường phải có cổng, hàng rào.
  - Trong giờ ra chơi phải đóng cổng, không cho học sinh chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường.
  - Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học.
  - Hướng dẫn học sinh thực hiện Luật an toàn giao thông.
Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc
  - Phòng học, phòng thí nghiệm và các phòng chức năng khác phải có nội quy hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất, an toàn điện cho các em.
  - Không cho học sinh tới bếp nấu nướng và chỉ ăn ở nhà ăn.
Phòng ngừa đuối nước
  - Trường gần ao hồ, sông suối phải có hàng rào ngăn cách.
  - Ở vùng lũ, học sinh đi học bằng ghe, thuyền phải đảm bảo an toàn. Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn.
Phòng ngừa điện giật
  - Hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.
  - Dụng cụ điện ở phòng thí nghiệm phải đảm bảo an toàn trước khi cho học sinh thực hành.
Phòng ngừa ngộ độc thức ăn
  Nước cho học sinh uống phải đảm bảo vệ sinh. Học sinh không được ăn uống thực phẩm trôi nổi, hàng rong, nhất là hàng rong trước cổng trường vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc do không đảm bảo vệ sinh và không rõ ràng về nguồn gốc của thực phẩm.
 Trường học phải có cán bộ theo dõi về y tế học đường và có tủ thuốc cấp cứu để phòng ngừa những lúc tai nạn xảy ra bất chợt.

Nguồn tin: soyte.hanoi.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay2,111
  • Tháng hiện tại24,526
  • Tổng lượt truy cập1,823,168
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây