Cần chủ động phòng chống dịch chân tay miệng trong trường học

Thứ tư - 23/12/2015 15:22

Cần chủ động phòng chống dịch chân tay miệng trong trường học

Bắt đầu vào tháng 9 là tháng nguy cơ cao đối với dịch tay chân miệng, tuy nhiên theo thống kê của Bộ Y tế, số ca mắc tay chân miệng trong 8 tháng đầu năm 2015 được ghi nhận đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

 Theo số liệu thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2015, tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Tổng số ca mắc tay chân miệng trên cả nước trong cả 8 tháng đầu năm nay chỉ xấp xỉ bằng tổng số ca trong 1 tháng cao điểm của năm 2012, và giảm rõ rệt so với năm 2014.

Hình. Biểu đồ số ca mắc bệnh tay chân miệng trên cả nước từ năm 2011 đến 2015 (Bộ Y tế).

Tuy vậy, vào tháng 9 là tháng cao điểm dễ mắc tay chân miệng. Do đó, để chủ động phòng chống bệnh, người dân nên biết rõ hơn về căn bệnh này và các đường lây truyền của bệnh. Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút đường ruột nhóm Enterovirus gây ra, dễ lây truyền từ người sang người theo đường tiêu hóa, đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi họng, dịch nốt phỏng vỡ ( do vi rút ở trong phân, dịch hắt hơi, dịch sổ mũi, nước hoặc thực phẩm bị nhiễm bệnh, đồ chơi, môi trường tiếp xúc,...). Bệnh có nguy cơ lây nhiễm mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi một bệnh nhân nhiễm bệnh và có thể kéo dài vài tuần do vi rút khu trú trong phân.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, tuy nhiên có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm (viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp) dẫn đến tử vong. Các trường hợp có biến chứng nặng thường do EV71. Tỷ lệ người lành mang trùng cao 71%. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Các biện pháp phòng bệnh bệnh là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để hạn chế lây lan.

Bệnh tay chân miệng xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, số ca nhiễm bệnh tay chân miệng thường có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Đây là thời gian trẻ tập trung học tại trường, nguy cơ lây lan bệnh tay chân miệng rất cao nếu các trường học và đặc biệt các cơ sở mầm non, nhóm trẻ gia đình không thực hiện triệt để các khuyến cáo phòng bệnh của Bộ Y tế.

Nhằm tích cực phòng chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng đến trẻ nhỏ trong môi trường học đường, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo:

  • Nhà trường cần đẩy mạnh tuyên truyền nội dung phòng bệnh cho giáo viên, cán bộ, sinh viên, học sinh.
  • Vận động phụ huynh, học sinh thường xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, rửa tay bằng xà phòng tại hộ gia đình.
  • Bố trí đủ bồn rửa tay có vòi nước và xà phòng ở những vị trí thuận lợi cho học sinh rửa tay. Hướng dẫn học sinh rửa tay đúng cách, thường xuyên với nước và xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu.
  • Đối với các trường mẫu giáo, cơ sở trông giữ trẻ:
  • Thường xuyên rửa sạch bàn tay trẻ, rửa sạch bàn tay người giữ trẻ xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  • Đối với trường có tổ chức bữa ăn tại trường: Đảm bảo ăn chín, uống chín, đủ chất dinh dưỡng; vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt; không cho trẻ ăn bốc, không dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
  • Theo dõi sức khỏe của trẻ em, học sinh để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Cho các trường hợp mắc bệnh nghỉ học, không đến nhà trẻ, trường học trong vòng 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh.

Nguồn tin: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay631
  • Tháng hiện tại23,046
  • Tổng lượt truy cập1,821,688
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây