Tuyên truyền phòng chống cháy nổ trong nhà trường

Thứ sáu - 15/03/2024 08:36
Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH) có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, bởi cháy nổ rất dễ xảy ra và nếu không có những biện pháp xử lí kịp thời thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng thiệt hại về người và tài sản. Hôm nay, trường Tiểu học Phú Hòa 3 tuyên truyền, phổ biến kiến thức về công tác PCCC và CNCH tới toàn thể các bạn học sinh nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng chủ động, ứng phó kịp thời với các tình huống cháy nổ có thể xảy ra.
I. Đặc điểm, tính chất nguy hiểm cháy, nổ trong trường học
     Hiện nay, nhà trường đã được đầu tư cơ sở vật chất mới, được cải tạo lại với quy mô, các trang thiết bị và tiện nghi học tập, sinh hoạt tương đối đầy đủ, hoàn thiện. Trường ta được chia thành nhiều khu riêng biệt như: khu nhà A, nhà B, nhà hiệu bộ, khu nhà đa năng, khu vực để xe và khu nhà ăn bán trú. Trường ta là nơi tập trung số lượng lớn học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên phục vụ, một khối lượng lớn cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện và phục vụ quá trình học tập, sinh hoạt. Chất dễ cháy trong trường học như: chăn, gối, bàn ghế, đồ dùng dạy học, thiết bị điện tử...; Chất dễ bắt cháy như xăng trong khu vực nhà xe, khí dầu mỏ hóa lỏng như khu vực bếp ăn tập thể…

     Nguồn nhiệt được tạo ra trong trường học bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như do sơ xuất trong việc dùng lửa để nấu thức ăn, để thực hành thí nghiệm, do vi phạm quy định về PCCC như hút thuốc,... Ngoài ngọn lửa trực tiếp gây ra cháy thì việc sử dụng các thiết bị điện cũng có thể làm phát sinh nguồn nhiệt. Quá trình sử dụng thiết bị điện quá công suất chịu tải của dây dẫn và các thiết bảo vệ, sử dụng sai quy định gây ra các hiện tượng quá tải, lâu ngày không kiểm tra đường dây dẫn điện nên bị chạm chập, quá tải, điện trở chuyển tiếp...
     Trường học là đối tượng cần được tổ chức PCCC bởi trong trường học cháy có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào. Dựa vào tính chất sử dụng, các ngôi nhà công trình trong các trường được phân chia thành các khu vực khác nhau để tổ chức việc PCCC.
  II. Các biện pháp phòng cháy trong trường học
     Trường học là nơi thường xuyên tập trung đông người, do vậy, việc tổ chức công tác PCCC, đảm bảo an toàn PCCC cho người và tài sản tránh mọi khả năng gây ra cháy là một vấn đề rất cần thiết. Để đảm bảo an toàn PCCC công tác PCCC phải được coi trọng, cụ thể:
- Thực hiện đầy đủ thẩm duyệt thiết kế PCCC, kiểm tra trong quá trình thi công tác hạng mục PCCC, nghiệm thu, đến quá trình sử dụng.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu như: bình khí CO2, bình bột chữa cháy để đảm bảo về chất lượng và số lượng, luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
- Trường học phải có nội quy PCCC, phương án chữa cháy, phương án thoát nạn cho trẻ em và học sinh khi có cháy xảy ra. Phương án phải được tổ chức học tập, diễn tập, tổ chức rút kinh nghiệm. Hàng năm khi có sự thay đổi, hoăc sau mỗi lần thay đổi phải được bổ xung ngay vào phương án cho phù hợp.
- Khu nhà nhiều tầng nên có bảng chỉ dẫn trên đường thoát nạn trên lối và đường thoát nạn.
- Không sử dụng điện tùy tiện.
- Học sinh không được nghịch lửa, diêm, các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt trong trường.
- Yêu cầu đối tượng sử dụng phải kiểm tra ngắt hết điện trước khi đóng cửa.
- Khi có cháy xảy ra phải chủ đông thực hiện nhiệm vụ chữa cháy. Triển khai toàn bộ lực lượng, phương tiện chữa cháy hiện có để chủ động khống chế dập tắt đám cháy.
III. Các biện pháp chữa cháy trong trường học
1. Khi chữa cháy cần chú ý:
- Đảm bảo an toàn cho người tham gia chữa cháy
- Ngắt điện khu vực xảy ra cháy.
- Sử dụng các phương tiện chữa cháy, bảo hộ hiện có tại cơ sở; đặc biệt là hệ thống chữa cháy được lắp đặt tại cơ sở.
- Thông báo cho mọi người biết có cháy xảy ra. Báo cháy 114.
- Người được giao nhiệm vụ ngăn chặn cháy lan và thoát khói sẽ sử dụng những thiết bị cần thiết (thiết bị thở trong môi trường đám cháy, búa, rìu phá dỡ…) và chọn những vị trí hợp lý trên cơ sở hướng gió để phá dỡ cấu kiện xây dựng nhằm thoát khói. Sử dụng tia nước đặc từ các lăng chữa cháy để ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy, kết hợp phun mưa để làm mát chiến sỹ trực tiếp đứng chữa cháy và làm mát cấu kiện xây dựng.
- Khi tham gia chữa cháy cần phải chú ý không gây cản trở đến quá trình thoát nạn. Việc triển khai các đội hình chữa cháy có thể được thực hiện qua các cầu thang bộ hở hoặc triển khai ngoài nhà qua ban công.
2. Các biện pháp kỹ thuật an toàn:
- Hướng dẫn mọi người thoát nạn an toàn. Cần lưu ý hướng dẫn mọi người di chuyển từ tầng trên xuống dưới, tập kết mọi người thành khối cán bộ, giáo viên, lớp học sinh, sinh viên. Trong trường hợp khẩn cấp không thoát được theo cầu thang thì hướng dẫn thoát ra các lối ra ban công, ra mái và thông báo mọi người biết để ứng cứu
- Thực hiện công tác cứu người bị nạn như cấp cứu người bị nạn.
- Lực lượng PCCC cơ sở phải tổ chức triển khai phương tiện chữa cháy đã được trang bị.
- Sử dụng bình chữa cháy để dập cháy. Bình chữa cháy được phân bố rải rác trên khắp diện tích trường học. Khi phát hiện có cháy xảy ra, cán bộ, giáo viên đều phải chủ động lấy bình dập tắt đám cháy.
- Dùng chăn chữa cháy để dập cháy phủ kín toàn bộ diện tích đám cháy và miết kín xung quanh.
IV. Hướng dẫn chữa cháy trong trường học
1. Cách phân biệt bình chữa cháy dạng bột khô và dạng khí C02
     Cách phân biệt đơn giản mà chính xác nhất là bình bột thì có đồng hồ đo trên đầu và vòi phun thì nhỏ chỉ cỡ ngón chân cái. Bình CO2 ngược lại không có đồng hồ đo, vòi phun lớn và dài khoảng 0.4m nhìn như chiếc loa.
Bình bột: Dập được nhiều loại đám cháy như rắn, lỏng, khí. Đối với các đám cháy thiết bị điện tử, các dụng cụ đo có độ chính xác cao thì bình bột không thích hợp để chữa cháy. Nó vẫn có thể dập tắt lửa nhưng sẽ làm hư hỏng các thiết bị này do có tính muối. Nó sẽ làm rỉ sét và ăn mòn các thiết bị này.
Bình khí CO2: có thể dùng cho nhiều trường hợp kể cả các thiết bị điện tử, thiết bị có độ chính xác cao. Tuy nhiên nó có các hạn chế như dùng nơi gió nhiều sẽ kém hiệu quả hơn vì CO2 mau khuếch tán ra ngoài, giảm hiệu quả dập lửa. Dùng cho các đám cháy than hay kim loại cũng ko thích hợp vì CO2 tác dụng với C tạo ra CO là khí độc.
Ngoài bình chữa cháy, chúng ta còn có nhiều cách chữa cháy khác như: dùng nước, đất cát, chăn chiên chữa cháy được nhúng qua nước,…tùy theo loại vật liệu bị cháy mà dùng cho thích hợp.
2. Cách sử dụng bình chữa cháy dạng bột khô và dạng khí C02
– Chuyển bình tới gần địa điểm cháy.
– Lắc vài lần.
– Giật chốt hãm kẹp chì.
– Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào giữa ngọn lửa.
– Giữ bình ở khoảng cách 1,5 – 4m tuỳ loại bình, 1 tay cầm vào vòi phun của bình (bình CO2, chỉ nắm phần tay cầm bằng nhựa).
– Bóp van để bột hoặc khí phun ra.
– Khi khí yếu thì tiến lại gần và để loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
V. Kĩ năng thoát hiểm và phương án xử lý trong trường học
1. Khi có đám cháy xảy ra
- Ngay khi có đám cháy xảy ra dựa theo các dấu hiệu, tín hiệu như: có khói, nhiệt độ cao bất thường, có còi báo cháy, đèn báo cháy phát ra, các em cần thực hiện ngay các bước sau:
Bước 1: Giữ thái độ bình tĩnh khi phát hiện có hỏa hoạn.
Bước 2: Báo động khẩn cấp bằng cách hô hoán hoặc tạo ra âm thanh lớn để gây sự chú ý.
Bước 3: Lập tức ngắt điện toàn bộ khu vực bị cháy nhưng lưu ý phải dùng vật liệu cách điện để tránh nguy cơ bị điện giật.
Bước 4: Gọi điện thoại ngay tới số 114 và thông báo cháy.
Bước 5: Sử dụng các phương tiện chữa cháy gần nhất để dập lửa như bình chữa cháy, nước…
Tuyệt đối không được dùng nước chữa cháy khi chưa ngắt nguồn điện vì rất dễ xảy ra chạm mạch, cháy nổ bùng phát mạnh mẽ hơn, nước dẫn điện làm chết người.
2. Cách xử lý khi bị bắt lửa vào quần áo
- Bình tĩnh, không hoảng sợ, dừng chạy ngay lập tức.
- Nằm nhanh xuống sàn nhà hoặc áp mình vào tường phía trước hoặc sau; không lấy tay dập lửa; không được nhảy ngay vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước nếu không chắc chắn đó là nơi an toàn vì nước có thể bị nấu sôi do lửa tác động.
- Một tay che miệng, một tay che mắt, mũi và tiếp tục cuộn tròn cho tới khỉ tắt lửa.
  3. Cách xử lý khi thấy người khác bị cháy
- Trấn an giúp người đó không hoảng sợ, dừng chạy ngay lập tức.
- Dùng chăn chiên đã tẩm nước hoặc dùng các bình bột, chữa cháy, nước để dập tắt lửa.
- Đưa người bị cháy đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc, theo dõi tình hình sức khỏe.
4. Cách sơ cứu người bị ngừng thở
- Nếu nạn nhân ngừng thở nhưng mạch còn đập, tiến hành hô hấp nhân tạo sau đỏ kêu gọi sự hỗ trợ giúp đỡ và tiếp tục hô hấp cho đến khi nạn nhân bắt đầu tự thở được hoặc đến khi có người đến giúp đỡ.
- Nếu nạn nhân ngừng thở và mạch cũng ngừng đập phải tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực. Người cứu cần thực hiện 1 chu kỳ: 2 lần thổi ngạt sau đó ép tim 30 lần. Dừng lại để kiểm tra tim, phổi nạn nhân. Nếu nạn nhân tự thở được thì dừng thổi ngạt, tim mạch hoạt động lại thì dừng ép tim. Nếu chưa phục hồi thì vẫn cấp cứu theo chu kỳ trên cho đến khi nạn nhân phục hồi hoặc nhân viên y tế đến.
- Đưa đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc theo dõi tình trạng sức khỏe
 5. Cách sơ cứu người bị bỏng
- Sử dụng nước sạch (nhiệt độ nước tốt nhất là từ 16 - 200 C để ngâm và rửa vết bỏng. Nên tận dụng các nguồn nước sẵn có như nước đun sôi để nguội, nước máy, nước mưa, nước giếng...
- Có thể ngâm, rửa phần bị bỏng dưới vòi nước hay trong chậu nước mát hoặc dội liên tục nước sạch lên vùng bỏng hoặc đắp thay đổi bằng khăn ướt.
- Kết hợp vừa ngâm rửa phần bị bỏng, vừa cắt bỏ quần áo bị cháy, rửa sạch dị vật hoặc tác nhân gây bỏng còn bám vào vết bỏng.
- Đưa đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc theo dõi tình trạng sức khỏe.
6. Cách sơ cứu người hít phải khói
- Đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm, đến nơi có không khí trong lành, thoáng. Dập tắt lửa hay lửa cháy trên áo quần nạn nhân.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh thì kiểm tra nhịp thở, mạch đập của nạn nhân và chuẩn bị hô hấp nhân tạo.
- Đặt nạn nhân ở tư thế hồi sức.
- Cho nạn nhân thở oxy nếu có sẵn và bạn đã được huấn luyện
- Chữa các vết bỏng hay các vết thương tích khác.
- Đưa đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc theo dõi tình trạng sức khỏe
Các văn bản pháp lý về PCCC:
Kết luận số 02-KL/TW ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy chữa cháy trong tình hình mới;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001; Luật số 40/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22/11/2013.
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình.
- Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Thông tư số 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định trang bị phương tiện Phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
- Thông tư số Số: 06/2022/TT-BGDĐT ngày 11/5/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn trang bị kiến thức kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay108
  • Tháng hiện tại7,620
  • Tổng lượt truy cập1,806,262
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây